Mục lục
ToggleTác động của đòn bẩy đến doanh nghiệp
Lợi nhuận trên vốn chủ (ROE), dòng tiền tự do (FCF) và P/E được biết đến là các phương pháp phổ biến sử dụng để đo lường mức độ lợi nhuận và rủi ro cho nhà đầu tư. Trong bài viết này, Stock Farmer sẽ giới thiệu thêm một chỉ số khác, đó là đòn bẩy hoạt động, mối quan hệ giữa chi chí cố định và chi phí biến đổi của doanh nghiệp.
Vào thời điểm thuận lợi, đòn bẩy hoạt động có thể gia tăng lợi nhuận. Trong thời gian khó khăn, nó có thể làm giảm lợi nhuận. Thậm chí là ý tưởng đòn bẩy hoạt động của công ty có thể nói với bạn nhiều về tiềm năng của công ty. Trong bài viết này, chúng ta sẽ được hướng dẫn chi tiết để hiểu hơn về đòn bẩy hoạt động.
Đòn bẩy hoạt động là gì?
Về cơ bản, đòn bẩy hoạt động tập trung vào phân tích chi phí cố định và chi phí biến động. Những doanh nghiệp có chi phí cố định cao so với chi phí biến đổi thì đòn bẩy hoạt động sẽ lớn. Ngược lại, doanh nghiệp có chi phí cố định thấp hơn so với chi phí biến đổi thì đòn bẩy hoạt động sẽ nhỏ
Những doanh nghiệp có nhiều tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, bất động sản,… có thể cải thiện lợi nhuận nếu như số lượng hàng bán ra không tốn thêm (hoặc ít) chi phí sản xuất tương ứng.
Ví dụ thực thế về đòn bẩy hoạt động.
Ví dụ dễ dàng nhận biết doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy hoạt động cao là các công ty công nghệ tại Mỹ. Phần lớn cấu trúc chi phí của công ty Microsoft là cố định như chi phí server (máy chủ), network, nghiên cứu. Cho dù bán 1 hay 10 triệu bản Windows hay Office, về cơ bản chi phí Microsoft vẫn không thay đổi. Vì vậy, sau khi đạt mức hòa vốn, mỗi đồng doanh thu đều sẽ là lợi nhuận.
Ngược lại, doanh nghiệp bán lẻ như Masan (MSN) sử dụng đòn bẩy hoạt động tương đối thấp. Ngoài chi phí cố định là tiền mặt bằng, trả lương nhân viên,.. MSN phải đối diện lớn với chi phí biến đổi là hàng tồn kho, chi phí lưu kho, dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Với mỗi sản phẩm mà MWG bán được, doanh nghiệp phải trả tiền cho nhà cung cấp. Đó là lý do, giá vốn hàng bán (COGS) của MSN tiếp tục tăng khi doanh thu bán hàng tăng.
Công thức đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy hoạt động (DOL) cho thấy mức độ lợi nhuận hoạt động thay đổi khi số lượng bán hàng thay đổi. DOL được tính toán bằng phần trăm thay đổi trong thu nhâp (thường là thu nhập trước thuế và lãi vay) chia cho phần trăm thay đổi trong sản lượng bán hàng.
DOL = [Q(P-V)]/[Q(P-V)-F]
Q: số lượng sản xuất hoặc bán
V: chí phí biến đổi trên một đơn vị
P: giá bán
F: chi phí hoạt động cố định
Hoặc có thể tính toán bằng công thức dưới:
Các nhà đầu tư có thể đưa ra ước tính về DOL bằng cách thay đổi lợi nhuận hoạt động của công ty trong doanh thu bán hàng.
DOL ~ Δ EBIT/ Δ Doanh thu bán hàng
Dựa vào báo cáo kinh doanh của công ty, nhà đầu tư có thể tính toán thay đổi trong lợi nhuận hoạt động và doanh thu. Nhà đầu tư có thể sử dụng thay đổi trong EBIT chi cho thay đổi trong doanh thu bán hàng để ước tính giá trị của DOL.
Đòn bẩy hoạt động và lợi nhuận.
DOL phản ánh trực tiếp cấu trúc chi phí doanh nghiệp, và dựa trên chi phí, nhà đầu tư có thể ước chừng được lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu chi phí cố định cao, công ty vẫn phải gánh chi phí lớn dù có bán được hàng hay không. Điều này sẽ khiến cho khoản mục lợi nhuận trước thuế biến động mạnh, phụ thuộc vào tình hình bán hàng của doanh nghiệp
Ngược lại, công ty với mức đòn bẩy hoạt động thấp thì mức độ biến động lợi nhuận sẽ không lớn.
Đòn bẩy hoạt động có thể cho nhà đầu tư biết nhiều về rủi ro doanh nghiệp. Mặc dù đòn bẩy hoạt động cao thường mang lợi nhuận lớn vào thời điểm thị trường thuận lợi. Nhưng khi bối cảnh thay đổi, công ty có nhiều chi phí gắn liền với máy móc, nhà máy, bất động sản và mạng lưới phân phối không thể cắt giảm ngay lập tức. Do đó doanh nghiệp dạng này khó thích ứng kịp để có thể giữ được lợi nhuận ổn định.
Kết luận
Về tài chính, các công ty đánh giá rủi rô trong kinh doanh bằng cách nắm bắt nhiều yếu tố có thể dẫn đến lợi nhuận hoặc thua lỗ thấp hơn dự tính. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh là đòn bầy hoạt động khi công ty chịu chi phí cố định trong quá trình hoạt động sản xuất hàng hóa dịch vụ của mình. Tỷ trọng chi phí cố định trong quá trình sản xuất đồng nghĩa với đòn bẩy hoạt động càng cao và công ty có nhiều rủi ro kinh doanh hơn.
Bài viết trên đây mà SFG đã giới thiệu đến bạn những Tác động của đòn bẩy đến doanh nghiệp sẽ rất hữu ích cho các nhà đầu tư trong chặng đường đầu tư sắp tới.
Ngoài ra, nếu bạn muốn biết thêm nhiều thuật ngữ khác trong chứng khoán, cần hỗ trợ mở tài khoản hay các chủ đề liên quan tới đầu tư chứng khoán. Bạn có thể dễ dàng đọc thông tin trên web https://stockfarmer.vn hoặc liên hệ số hotline 0988 531 538 để được giải đáp thắc mắc và tư vấn khi bạn cần đầu tư nhé!