Dòng tiền thông minh là gì?
Dòng tiền thông minh là khái niệm ám chỉ các nhà đầu tư tổ chức, quản lý thị trường, ngân hàng trung ương, quỹ và NĐT chuyên nghiệp. Dòng tiền thông minh cũng được biến đến là yếu tố dẫn dắt (hoặc thậm chí thao túng) thị trường tài chính bởi vì đằng sau là những “tay chơi lớn”. Thuật ngữ “Dòng tiền thông minh” ban đầu được sử dụng để nói đến những người đánh bạc với khả năng chiến thắng vượt trội.
Nhận biết dòng tiền thông minh
Dòng tiền thông minh thường được xem là những người có kinh nghiệm, biết nhiều thông tin (bao gồm những thông tin nội bộ). Tuy vậy, có rất ít bằng chứng ủng hộ quan điểm dòng tiền thông minh hoạt động tốt hơn dòng tiền không-thông-minh (non-smart money).
Đối tượng của dòng tiền thông minh cũng được biết đến như những NĐT với mức vốn lớn và có thể tác động lên xuống cả thị trường (điều này chỉ được đồn đoán). Và đồng thời, khi nói tới khái niệm Smart Money, đối tượng cụ thể đầu tiên cần phải kể đến là ngân hàng trung ương. Đây là thế lực lớn nhất đứng đằng sau tiền thông minh, trong khi đó và NĐT cá nhân chỉ là người bám phía sau Smart money.
Một lập luận phổ biến cho rằng Smart Money có mức vốn lớn, do đó, nhóm nhà đầu tư này đôi khi được xác định bởi khối lượng giao dịch lớn. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng để xác nhận điều này, bởi vì những dữ liệu mua/bán của smart money không được thống kê đầy đủ (bởi lẽ khái niệm smart money vẫn còn mơ hồ, không được công nhận rộng rãi và không được phân loại cụ thể). Hiện tại, ở thời điểm cuối năm 2022, chúng ta (NĐT cá nhân) chỉ có thể tiếp cận dữ liệu mua bán của khối ngoại, tự doanh, dữ liệu mua bán của một số quỹ ETF. Phần giao dịch còn lại của nhóm NĐT khác không được công khai.
Một trong những loại dữ liệu có thể giúp đánh giá được hoạt động của các tay chơi lớn chính là giá Options. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cá nhân của người viết, sản phẩm này ở thị trường Việt Nam chưa phát triển, với cả đây là loại công cụ khá phức tạp và không dành cho người những người mới.
Một số đơn vị cung cấp dữ liệu sử dụng nhiều phương pháp và nguồn dữ liệu khác nhau để phân loại dữ liệu giao dịch từ trader tổ chức và cá nhân. Ví dụ, thị trường Mỹ có một loại báo cáo là Commitment of Traders (COT), được công bố hằng tuần bởi CFTC. Nội dung báo cáo này cho biết tổng vị thế của các trader trên thị trường phái sinh. Bạn có thể xem “hình dáng” của dữ liệu này ở hình phía dưới.
Đây là đường link, bạn nào muốn tìm hiểu thêm có thể xem tại đây nhé:
Và tất nhiên, hiện tại loại dữ liệu này chưa có phổ biến ở thị trường Việt Nam. Do đó, để xác định smart money đối với thị trường Việt Nam thì chúng ta cần phải sử dụng những phương pháp khác, ví dụ như khả năng đọc biểu đồ và phán đoán được tâm lý thị trường. Đối với chủ đề này thì các bạn có thể đọc thêm các đầu sách về phân tích kỹ thuật, phân tích tâm lý thị trường.
Tóm lại, chủ đề Smart money là chủ đề khá gây tranh cãi và không có dữ liệu chứng minh hiệu quả của Smart money (dòng tiền thông minh) và non-smart money (dòng tiền không thông minh). Mặt khác, việc hạn chế về dữ liệu giao dịch và sản phẩm tài chính ở thị trường Việt Nam cũng gây nhiều bất lợi cho những ai muốn tìm hiểu sâu hơn về phương pháp lần theo dấu chân của dòng tiền thông minh.